cây lau sậy hỏa chủng tình sắc bản
Ghi chú
1. Nhân viên giao thông ngầm của Đảng Cộng sản A Khánh và Bí thư huyện ủy Trình Khiêm Minh bị đội hiến binh Nhật Bản bắt cùng ngày Đại tá Hắc Điền chết.
A Khánh không sống qua cực hình tra tấn, chết trong phòng thẩm vấn.
Trình Khiêm Minh bị ép "nhận tội", sau đó bị đưa đến khu mỏ Đông Bắc làm cu li, không biết kết cục thế nào.
2. Trương Quế Anh (bà Sa) xuất gia làm ni cô sau khi người Nhật đầu hàng, một năm sau thắt cổ tự sát.
Con trai bà Sa Tứ Long đi Giang Bắc tham gia giải phóng quân, làm đại đội trưởng.
Sau giải phóng, anh bị thanh toán vì vấn đề lịch sử của mẹ, bị đuổi về Sa Gia Thuyên làm một nông dân bình thường.
3. Trung nghĩa cứu quốc quân được một bộ phận nào đó của Tân Tứ quân hợp nhất, Điêu Đắc Nhất tiếp tục đảm nhiệm chức tham mưu trưởng.
Ông bị trúng đạn lạc trong một cuộc chạm trán với quân Nhật và chết ngay tại chỗ.
Sau giải phóng, chính phủ đã cấp giấy chứng nhận liệt sĩ cách mạng cho gia đình ông.
4. Hồ Truyền Khôi luôn giữ chức vụ trong Tân Tứ quân, sau này làm quan tới một sư trưởng của một bộ phận dã chiến quân giải phóng. Ông được phong hàm Đại tá vào năm 1955.
Chị Khánh khôi phục tên thật là Phí Tuyết Hồng, làm một y tá trong Tân Tứ quân.
Cô đi theo bộ đội của chồng Hồ Truyền Khôi nam chinh bắc chiến, hai vợ chồng có hai đứa con một nam một nữ.
Vợ chồng họ qua đời vào năm 1964 và 1966, tránh được thảm họa chưa từng có trong cuộc Cách mạng Văn hóa.